Doanh nghiệp bất động sản đang chịu rủi ro, áp lực khi ngân hàng siết tín dụng

Trong bối cảnh luật pháp còn nhiều bất cập, chủ đầu tư các dự án BĐS hiện đang chịu nhiều rủi ro rất lớn. Hầu hết chúng ta đều có thể cảm nhận được những áp lực của thị trường BĐS khi bị ngành ngân hàng siết tín dụng. Đây không phải là vấn đề riêng của Việt Nam mà còn là vấn đề chung của nhiều nước trên thế giới.

dự án

Chủ đầu tư các dự án đã và đang chịu những rủi ro rất lớn

Khi bàn thảo với những ngân hàng đối tác tại Việt Nam thì sẽ cảm nhận rõ rằng các ngân hàng đều miễn cưỡng, không muốn thị trường trong nước vay, ít nhất là từ thời điểm hiện tại tới cuối năm nay.

Tại hầu hết những nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới, các ngân hàng trung ương đều đã và đang tăng lãi suất. Nên hiện tại, tất cả mọi người đều ở trong những tình thế khó khăn.

Tuy nhiên, điều này vẫn không làm cho bất động sản mất đi sự hấp dẫn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Thay vì đầu tư trực tiếp, mở công ty riêng, thì nhiều nhà đầu tư chọn cách gián tiếp, họ muốn chuyển vốn qua các quỹ hoặc qua các nhà đầu tư đã có sẵn trong thị trường.

chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Để triển khai một dự án bất động sản, sẽ phải trải qua các bước như: Thu hồi đất, quy hoạch, xác định giá trị tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, điều kiện xây dựng, nghiệm thu, bàn giao. Ngoài ra, nhà đầu tư phải nghiên cứu 12-17 bộ luật & các văn bản dưới luật. Nên thời gian từ khi nghiên cứu dự án đến xây dựng và bàn giao khách hàng thường sẽ mất khoảng 5 năm.

Trong luật đầu tư, khi phát triển dự án thì chủ đầu tư chỉ cần chứng minh 20% vốn chủ sở hữu, 80% còn lại sẽ vay ngân hàng hoặc huy động vốn dưới các hình thức khác.

Xem thêm>>> Nhiều chính sách có hiệu lực từ tháng 8/2022, tác động trực tiếp đến thị trường Bất động sản

Huy động 80% vốn

Nếu trong quá trình triển khai dự án, bị ngân hàng siết và không cấp tín dụng, kênh trái phiếu bị khoá thì chủ đầu tư ngay lập tức sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

 

BTV QT - LKH